Design a site like this with WordPress.com
Get started

Giới thiệu khóa học: GIÁO DỤC GIA ĐÌNH


Khóa học GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
Giảng viên: Tiến sỹ Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh

Thời lượng: 04 buổi (Link đăng ký).

Dẫn nhập:

Trong thời đại công nghệ này, đôi khi, vì mất đi sự nhạy cảm bản năng trong giao tiếp giữa bố mẹ và con cái mà chúng ta không định nghĩa được chính xác khái niệm “giáo dục gia đình”.

Với gia đình này, đó là sự đe nẹt, răn dạy hằng ngày của người lớn trong nhà đối với người nhỏ hơn: phải thế này là đúng, làm thế kia là sai – từ đó hình thành các quy tắc ứng xử trong gia đình và từ gia đình hướng ra xã hội để xây dựng “nếp nhà”.

Với gia đình khác, giáo dục gia đình đồng nghĩa với việc dạy trẻ học, rèn luyện kỹ năng thật sớm ở tuổi non nớt – bố mẹ trong vai trò nhà sư phạm hướng dẫn, rèn con các thao tác tư duy, tận dụng “thời gian vàng” phát triển sớm để con thông minh hơn theo hướng dẫn của các chuyên gia trực tiếp hoặc qua sách vở, ngõ hầu con có được tương lai tươi sáng về sau.

Với nhóm gia đình thứ ba, bố mẹ lại chú trọng đến quá trình trải nghiệm cuộc sống của trẻ mà gia đình, người thân được đồng hành, chia sẻ cùng các em. Quá trình đó có thể nghiệm về cảm xúc, về nhận thức bản thân và thế giới, trải nghiệm những lỗi sai để học làm đúng, và cuối cùng, đó là quá trình trẻ học cách tồn tại và tồn tại một cách hạnh phúc.

Mỗi người, mỗi gia đình có thể lựa chọn một cách ứng xử riêng với con cái của mình. Chỉ có một điều ta nên nhớ rằng, tuổi thơ – quãng thời gian ngắn ngủi của mỗi người sống cùng gia đình lại như kéo dài vô tận vì sau này, khi đã trưởng thành, ta vẫn thường lục tìm trong ký ức tuổi thơ những bài học nho nhỏ, những kỷ niệm êm ấm để nương vào mà đứng dậy khi vấp ngã. Nhớ được thế để có trách nhiệm hơn với mỗi lời ta nói, mỗi việc ta làm trong gia đình, với không khí gia đình ta xây dựng, bao bọc quanh đứa trẻ…

Tuổi thơ được quan tâm, chăm sóc hay không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý lẫn sức khỏe thể chất của con người. Lấy một ví dụ, theo thông tin của BBC News (2009), các nhà nghiên cứu viên và khoa học của trường King’s College London (Anh quốc) dưới sự chỉ đạo của Max Henderson đã tiến hành nghiên cứu 7100 người có năm sinh từ 1950 đến 1955 và đi đến kết luận: những người có tuổi thơ bất hạnh, không có được mối giao lưu tình cảm tốt đẹp với người thân, thường có nguy cơ mất khả năng làm việc, đau ốm vào tuổi trung niên nhiều hơn những người khác 5 lần. Đây cũng là những người dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Các buổi trò chuyện của chúng tôi với các bậc phụ huynh về những đề tài mà các gia đình quan tâm trên thực tế là những chia sẻ trên cơ sở phân tích các quy luật phát triển chung của trẻ ở lứa tuổi sơ sinh, tiền tiểu học và tiểu học, lắng nghe những vấn đề khủng hoảng và cùng tìm ra những cách tiếp cận vấn đề bình tĩnh và khoa học nhất, khiến bố mẹ có thêm sự lạc quan và lòng tin tưởng vào bản thân trong quá trình đồng hành cùng con.

Hình thức

Khóa học kéo dài 4 tuần, mỗi tuần một buổi 90p. Mỗi buổi sẽ có 3 phần: chia sẻ, trình bày vừa đủ; phần giải quyết một số bài tập về tâm lý và tình huống; phần trao đổi hỏi/đáp.

Đối tượng học

Dành cho các bố mẹ có con nhỏ, dưới 10 tuổi

Các chủ đề sẽ đề cập:

STTChủ đềNội dung
1Tâm thế “lạc quan sư phạm”, chuẩn bị cho việc nuôi dạy conĐịnh nghĩa mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, ý nghĩa của con đối với cuộc đời mình, từ đó xác định được tâm thế chào đón con ra đời, chấp nhận con như một cá thể độc lập. Chuẩn bị các kiến thức về tâm sinh lý trẻ nhỏ; điều gì là quy luật chung, điều gì cần can thiệp; Chia sẻ cùng các thành viên trong gia đình về việc nuôi dạy con để có sự thống nhất, thấu hiểu; xây dựng tâm thế “lạc quan sư phạm”, cảm giác tự tin, sẵn sàng đồng hành cùng con trong tương lai.
2Một góc nhìn về chuyện ăn uống và dinh dưỡng – Tôn trọng con từ bữa bột đầu tiênNhìn nhận vấn đề dinh dưỡng, cân nặng của trẻ sơ sinh ở góc độ tâm lý; Các phương pháp biến bữa ăn thành niềm vui chứ không phải “nỗi sợ” của con, “nỗi khổ” của cả nhà; Cách ứng xử khi trẻ biếng ăn.
3Khủng hoảng tuổi lên 3 – Bướng? Cá tính? Không nghe lời?Các vấn đề của tuổi khủng hoảng lên 3; Một số trò chơi bố mẹ và người thân có thể thực hiện cùng con để giải tỏa stress, xử lý các vấn đề khủng hoảng một cách mềm mại, bĩnh tĩnh và vui tươi. Chuẩn bị hành trang đến lớp Mầm non; Hướng dẫn con một số kỹ năng tự lập, đối mặt với những vấn đề có thể nảy sinh khi đến lớp mầm non.
4Cùng con luyện nói và phát triển ngôn ngữ– Vai trò của đồng dao, thơ ca, câu chuyện, truyện cổ tích… trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Các phương pháp đọc sách, hát ru, kể chuyện, trò chơi ngôn ngữ… hỗ trợ trẻ làm giàu vốn từ, nhận biết các sắc thái lời nói và rèn luyện khả năng diễn đạt. – Sắc thái trong lời nói của người lớn đối với trẻ. Những gì nên và không nên nói với trẻ. Cách trả lời các câu hỏi bất tận của trẻ. Cách ứng xử khi trẻ học nói ngôn ngữ lệch chuẩn, nói bậy…
5Hành trang vào lớp 1  Chuẩn bị cho trẻ về mặt tâm lý, kỹ năng, thể chất khi đến trường. Rèn luyện cảm nhận về thời gian, về hoạt động học – hoạt động chơi để có tâm thế vững vàng, tự tin khi bước vào môi trường mới. Hướng dẫn và đồng hành với con làm quen và ứng xử phù hợp với thầy cô, bạn bè. Chia sẻ với trẻ về cảm nhận về các khái niệm công bằng, khách quan trong mối quan hệ với bạn bè, người lớn. Rèn luyện tính tự lập trong sinh hoạt và trong học tập. Học cách học. Khuyến khích tư duy sáng tạo. XD thói quen đọc sách. Các vấn đề khủng hoảng tuổi lên 7.
6Stress ở trẻ mầm non và tiểu họcCùng trẻ học cách bày tỏ cảm xúc, chia sẻ cảm xúc, tin và lắng nghe cảm xúc của mình, từ đó học cách đồng cảm với cảm xúc của người khác. Hướng dẫn trẻ cách đối mặt với nỗi sợ. Hướng dẫn cách điều chỉnh cảm xúc thông qua các trò chơi, các câu chuyện kể. Quyền được có cảm xúc: ứng xử của bố mẹ trước sự bộc lộ cảm xúc thái quá của trẻ; tôn trọng cảm xúc của trẻ.
7Lòng tinTin hay không tin lời trẻ nói? Ứng xử với những lời “nói dối” (nói sai sự thật) đầu tiên của con. Hiện tượng con lấy tiền của bố mẹ; hiện tượng chối tội, đổ lỗi con người khác… Cách xây dựng lòng tin giữa các thành viên trong gia đình. Dùng “lòng tin” để giải quyết các vấn đề liên quan.
8Chúng mình cùng chơi nhé! Tầm quan trọng của “trò chơi” trong sự phát triển tư duy và điều chỉnh cảm xúc của trẻCác trò chơi được thiết kế dựa trên các thao tác tư duy, hỗ trợ việc quan sát cuộc sống, việc học và việc chia sẻ cảm xúc. Cách dùng trò chơi để hướng dẫn trẻ vượt qua các vấn đề về cảm xúc và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội. Học các quy tắc ứng xử xã hội thông qua luật của các trò chơi.
9Cùng con đến với thiên nhiênTầm quan trọng của thiên nhiên trong cuộc sống của trẻ. Các phương án hoạt động ngoài trời khuyến khích trẻ quan sát cuộc sống, tạo cảm xúc thoải mái và gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
10Dạy con tự bảo vệ mìnhNguyên tắc “lòng tin” trong quá trình hướng dẫn con tự bảo vệ mình. Các trò chơi, câu chuyện giúp trẻ học cách quan sát, đánh giá tình huống và có thói quen chia sẻ cảm xúc bất an của mình với người thân; phân biệt được người thân-người quen để ứng xử phù hợp.
11Giáo dục giới tínhBố mẹ nên trò chuyện với con hoặc nhắc nhở con về vấn đề giới tính từ lúc nào và bằng cách nào? Các phương án đối mặt với các câu hỏi khó của trẻ.
12Tầm quan trọng của lao động – việc nhàHoạt động lao động đối với việc hình thành nhân cách trẻ cũng quan trọng không kém việc học, việc chơi. Các nguyên tắc xây dựng thói quen lao động, tính trách nhiệm và sáng tạo trong lao động. Lao động, làm việc nhà như một phương pháp giải quyết các vấn đề về tâm lý của trẻ.
13Dạy con quý trọng đồng tiền. Kỹ năng sử dụng tiềnĐịnh hướng thái độ của trẻ đối với đồng tiền thông qua những ứng xử hằng ngày của bố mẹ với người lao động, người cung cấp dịch vụ và với việc tiêu dùng, mua sắm. Các hoạt động giúp trẻ trải nghiệm thực tế với đồng tiền, từ đó cảm nhận được mối liên quan giữa đồng tiền và sức lao động. Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sử dụng tiền; bước đầu quan tâm đến thu nhập và chi tiêu trong gia đình.
14Thưởng và phạtKhen, thưởng, các hình phạt – cần hay không cần trong quá trình nuôi dạy trẻ? Các nguyên tắc cơ bản khi đặt ra hình thức thưởng, phạt.
15Câu chuyện đọc sáchXây dựng thói quen đọc sách. Các trò chơi phát triển tư duy dựa trên văn bản (sách) tạo động lực cho trẻ đến với sách.
16Ý nghĩa của những ngày lễ tết, sinh nhật, những ngày truyền thống đáng nhớ của gia đình đối với tuổi thơCác hoạt động chung của gia đình nhỏ, gia đình lớn và những thông điệp không lời trẻ nhận được từ truyền thống gia đình.

4 responses to “Giới thiệu khóa học: GIÁO DỤC GIA ĐÌNH”

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: